; XUYÊN TÂM LIÊN – Thảo dược HerbEco
Giỏ hàng

XUYÊN TÂM LIÊN

XUYÊN TÂM LIÊN

Tên khoa học: Andrographis paniculata (Burm.f.) Nees.

Tên khác: Cây công cộng, lãm hạch liên, hung bút, khổ đảm thảo

Tên nước ngoài: Chiretta, creat, kariyat, king of bitters sinta, halviva (Anh), Roi des amers (Pháp)

Họ: Ô rô (Acanthaceae)

Mô tả

Cây nhỏ, sống hàng năm, cao 0,40 – 1m. Thân vuông, mọc thẳng đứng, phân nhiều cành nhẵn. Lá mọc đối, có cuống nhắn, hình mác, dài 3 – 1-cm, rộng 1 – 2cm, gốc thuôn, đầu nhọn dài, hai mặt nhẵn, mặt trên màu lục sẫm đen.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá và đầu cành thành chum thưa; hoa màu trắng, điểm những đóm hồng tím, đài có 5 răng nhỏ, đều, có lông; tràng hợp ở phần dưới thành ống hẹp, hình trụ có lông, phần trên loe ra chia 2 môi, môi trên hẹp dài, môi dưới xẻ 3 thùy rộng, đầu nhọn; nhị 2, đính ở họng tràng; bầu 2 ô.

Quả nang, hẹp, thuôn dài khoảng 1,5cm, hơi có lông mịn; hạt hình tròn.

Mùa hoa: tháng 9 – 12; mùa quả: tháng 1 – 2.

Phân bố, sinh thái

Chi Andrographis Wall. Có khoảng 40 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á. Ở Việt Nam có 2 loài, trong đó có cây xuyên tâm liên.

Xuyên tâm liên có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau lan sang các nước nhiệt đới khác, như Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Philippin, Indonexia, Australia, Trung Mỹ. Ở các nước châu Á, xuyên tâm liên chủ yếu được trồng, đồng thời cũng thấy mọc trong trạng thái tự nhiên. Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam là những nới trồng nhiều xuyên tâm liên nhất trong toàn khu vực. Vào những năm 80, cây được trồng ở nhiều địa phương ở miền Bắc Việt Nam; sau đó giảm xuống, gần đây lại tiếp tục được khôi phục, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thuốc.

Xuyên tâm liên mọc từ hạt vào khoảng tháng 4 hoặc đầu tháng 5. Cây sinh trưởng nhanh trong màu xuân – hè. Khi cây sắp ra hoa, lá nhỏ dần cà rụng sớm. Quả xuyên tâm liên lúc già tự mở cho hạt thoát ra ngoài.

Xuyên tâm liên là cây ưa sáng, hoặc có thể bị che bóng một phần trong ngày. Cây ưa mọc trên đất ẩm, khi mưa không bị đọng nước. Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển là 22 – 26oC; lượng mưa 1500 – 2500mm/năm. Hoa xuyên tâm liên nở từ các cành khía phía dưới trước, sau dần lên các cành ở ngọn. Ngược lại, khi cây vàng úa và tàn lụi lại bắt đầu từ các cành ở ngọn trước. Hạt xuyên tâm liên có tỷ lệ nảy mầm khá cao (70 – 80%). Thời gian nảy mầm thường sau 7 ngày kể từ ngày gieo. Chú ý khi thu quả để lấy hạt giống cần tiến hành khi cây bắt đầu vàng úa (lá chuyển sáng màu đỏ - vàng); nếu thu hái chậm quả khô dễ tách ra rơi mất hạt.

Công dụng

Xuyên tâm liên có vị rất đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, giảm đau.

Xuyên tâm liên được dùng trị lỵ, cấp tính, viêm dạ dày, viêm ruột, cảm mạo, phát sốt, viêm họng, viêm amidan, viêm phổi, rắn độc cắn. Ngày dùng 10 – 15g lá dưới dạng thuốc sắc uống. Nếu tán bột, mỗi lần uống 2 – 4g, ngày 2 – 3laanf, để chữa viêm miệng, viêm họng, dùng vài lá nhai ngậm. Dùng ngoài, lá xuyên tâm liên một nắm giã với rượu xoa đắp phối hợp với uống thang thuốc có xuyên tâm liên, kim ngân hoa, sài đất, chữa lỡ ngứa rôm sảy, sung tấy, nhiễm trùng ngoài da, vết thương, rắn cắn.

Trong y học Trung Quốc, xuyên tâm liên được dừng điều trị cảm cúm với sốt, viêm họng, viêm thanh quản, loét miệng, loét lưỡi; ho cấp tính hoặc mạn tính, viêm ruột kết, ỉa chảy, lỵ, nhiễm khuẩn đường tiết niệu với tiểu tiện khó và đau, mụn nhọt, lở loét, rắn độc cắn. Ngày 6 – 9g. Dùng ngoài với lượng thích hợp. Còn ndungf chữa bệnh do Leptospira.

Rễ và lá xuyên tâm liên được dùng phổ biến trong y học cổ truyền Ấn Độ, và nhiều vùng ở Đông Nam Á, Trung Mỹ và Caribe; thường được dùng làm thuốc trị rắn và sâu bọ cắn. Nước hãm hoặc nhựa từ lá vò nát được dùng trị sốt, ban da ngứa và làm thuốc bổ. Nước sắc lá hoặc rễ được dùng trị đau dạ dày, lỵ, bệnh sốt do Rickettsia, bệnh tả, cúm, viêm phế quản, làm thuốc tẩy giun và lợi tiểu. Còn được dùng làm thuốc đắp chữa sưng chân, bệnh bạch biến và trĩ. Viên hoàn hoặc thuốc hãm được dùng điều trị rối loạn kinh nguyệt, khó tiêu, tăng huyết áp, thất khớp, bệnh lậu, vô kinh, bệnh gan và vàng da.

Ở Ấn Độ, để chữa ho gà, cho trẻ uống mỗi lần một thìa cà phên bột nhão bào từ rễ xuyên tâm liên và thân rễ gừng gió, trọng lượng bằng nhau, ngày 3 lần, trong 15 ngày. Lá khô xuyên tâm liên cùng với tỏi được tán bột làm thành viên hoàn to bằng hạt đậu Hà Lan, uống mỗi lần 1 viên, ngày 3 lần, trong 3 – 7 ngày để chữa sốt rét. Xuyên tâm liên cũng được dùng trong thành phần của phương thuốc cổ truyền Ấn Độ để chữa rụng tóc dưới dạng thuốc sắc uống. Ở Nepal để trị áp xe, người ta dùng một nắm lá bánh tẻ xuyên tâm liên và một ít muối, giã và trộn với nữa cốc nước. Gạn dịch nổi lên trên và uống ngày một lần, bã đắp lên chỗ bị áp xe.

Bài thuốc

  • Chữa lỵ, trực khuẩn cấp tính, viêm dạ dày, viêm ruột, cảm sốt, sưng tấy, rắn độc cắn:

Xuyên tâm liên 15g;kim ngân hoa, sài đất, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày một thang.

  • Chữa viêm phổi, sưng amidan:

Xuyên tâm liên 12g, huyền sâm, mạch môn, mối vị 10g. Sắc uống ngày một thang.

  • Chữa viêm ga nhiễm khuẩn;

Xuyên tâm liên 3g, cỏ nhọ nồi 6g, diệp hạ châu đắng 3g. Sắc uống ngày một tháng trong 2 – 4 tuần.

  • Chữa bỏng (giai đoạn hồi phục của bệnh):

a) Xuyên tâm liên 200g. Nấu với 500ml nước, rửa hàng ngày.

b) Xuyên tâm liên, hoàng bá, xà sang tử, mỗi vị 100g. Nấu với 600ml nước, rửa hàng ngày.

BỘ Y TẾ NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG XUYÊN TÂM LIÊN HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ COVID-19

Qua các kênh thông tin và đặc biệt xuất phát từ nghiên cứu của Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc…, trong thời gian vừa qua, Cục Quản lý Y Dược Cổ truyền đã tham mưu lãnh đạo về việc đưa Xuyên tâm liên vào hỗ trợ điều trị COVID-19.

"Đề xuất này đã nhận được sự đồng ý, chấp thuận của Bộ Y tế cũng như Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19" - PGS Nguyễn Thế Thịnh cho hay.

“Đây là phương thuốc rất kinh điển trong những năm đất nước còn nghèo khó, từng dùng để chữa bách bệnh. Vừa qua, một số nước đã đưa vào điều trị và cũng thấy hiệu quả nên chúng ta có thể đưa vào điều trị trên những bệnh nhân ít triệu chứng, thể nhẹ kết hợp cùng nâng cao thể trạng, dinh dưỡng”- PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho biết.

Ngoài ra, các trường hợp F1 cách ly tại nhà có dấu hiệu mệt mỏi cũng có thể xem xét sử dụng vị thuốc này theo hướng dẫn của bác sĩ. Bộ Y tế đã giao Cục Y dược cổ truyền kết hợp Cục Khoa học đào tạo làm đề cương thử nghiệm lâm sàng trên một số lượng nhất định, sau đó sẽ báo cáo Hội đồng chuyên môn để tiếp tục đánh giá, nếu hiệu quả sẽ sử dụng ở phạm vi rộng.

Trong đợt dịch tại Bắc Giang vừa qua, Cục Quản lý Y Dược Cổ truyền đã đưa bài thuốc có Xuyên tâm liên, điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện dã chiến số 2, cho kết quả tương đối tốt.

Xuyên tâm liên thuộc nhóm thuốc thanh nhiệt, giải độc, có vị đắng, tính hàn, thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tiêu thũng, chỉ thống, có tác dụng kháng vi sinh vật (vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng), chống viêm, oxy hóa, giảm đau, diệt khuẩn. Tính kháng sinh tự nhiên của Xuyên tâm liên được đánh giá rất cao nhờ nó vừa có tính giảm đau, vừa tăng đề kháng mà không để lại tác dụng phụ như các loại kháng sinh thông thường.

Y học cổ truyền dùng Xuyên tâm liên để chữa rất có hiệu quả các bệnh thuộc hệ thống hô hấp như cảm sốt, cúm, ho, viêm họng, sưng amidan, viêm phế quản - phổi. Nhờ đặc tính kháng vi khuẩn, virus phổ rộng, Xuyên tâm liên cũng có hiệu quả tốt trong điều trị nhiều bệnh lý nhiễm trùng ở các cơ quan khác, như viêm đường tiết niệu, viêm âm đạo, khí hư, viêm nhiễm đường ruột. Ngoài ra, vị thuốc này còn được sử dụng trong điều trị các bệnh về gan, sốt, tiêu chảy cấp tính, tăng huyết áp, thủy đậu, bệnh phong, sốt rét, đắp ngoài hoặc làm nước tắm chữa mụn nhọt, ghẻ lở....

Covid-19 là một dạng bệnh đường viêm đường hô hấp do virus gây nên. Việc sử dụng Xuyên tâm liên phối hợp với một số thuốc cũng sẽ có tác dụng nhất định đối với việc hỗ trợ điều trị, cải thiện các triệu chứng đau họng, nhức đầu, ho hay sổ mũi, làm giảm tiết dịch, thông thoáng đường thở, đảm bảo thông khí ở các bệnh nhân bị Covid-19 nhẹ hoặc giai đoạn khởi phát.

Hiện tại các nhà khoa học tại một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan đã có những nghiên cứu cho thấy trong thành phần chiết xuất của cây Xuyên tâm liên có nhiều hoạt chất, chủ yếu là flavonoid và glycoside có tác dụng ức chế men protease của virus corona, làm hạn chế sự phát triển, nhân lên của chúng qua đó làm giảm nhẹ các triệu chứng lâm sàng. Nhiều sản phẩm được bào chế từ Xuyên tâm liên đã được nghiên cứu và áp dụng trên lâm sàng điều trị Covid-19 đem lại hiệu quả rất khả quan.

Ông Nguyễn Thế Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý Y Dược Cổ truyền, Bộ Y tế, cho biết Xuyên tâm liên trước đây rất phổ biến, đặc biệt trong giai đoạn chiến tranh được coi như "thần dược" chữa bách bệnh. Tuy nhiên nhiều năm trở lại đây, khi kháng sinh ra đời, vị thuốc này dần bị quên lãng. Tại Việt Nam, không còn vùng nguyên liệu lớn trồng Xuyên tâm liên, hiện chỉ còn trồng nhỏ lẻ, thu hoạch vào tháng 9-10 hàng năm.

“Chúng tôi đang động viên doanh nghiệp sản xuất, trước mắt sẽ cung ứng ra thị trường ở mức độ hỗ trợ cho điều trị COVID-19. Chúng tôi cũng vận động doanh nghiệp này ủng hộ TP Hồ Chí Minh 1 triệu viên xuyên tâm liên và dự kiến cuối tháng 7 sẽ huyển hàng vào Thành phố”- Cục trưởng Nguyễn Thế Thịnh thông tin.

 

TRỒNG VÀ SẢN XUẤT XUYÊN TÂM LIÊN TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ SẢN XUẤT DƯỢC LIỆU MIỀN TRUNG