; HOẮC HƯƠNG – Thảo dược HerbEco
Giỏ hàng

HOẮC HƯƠNG

HOẮC HƯƠNG

Tên khoa học: Pogostemon cablin (Blanco) Benth.

Tên khác: Quảng hoắc hương.

Tên nước ngoài: Patchouli oil plant (Anh).

Họ: Bạc hà (Lamiaceae).

Mô tả

Cây thảo, sống lâu năm, cao 30 - 60 cm. Thân vuông, màu nâu tím, gốc hóa gỗ phủ lông nhỏ và dày. Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc hình trứng, dài 4 - 6 cm, rộng 2 - 4 cm, gốc hình nêm, đầu tròn hơi nhọn, mép khía răng to không đều, hai mặt có lông, mặt dưới đôi khi có màu nâu tím, gân nổi rõ chằng chịt: cuống lá dài 1 - 3 cm.

Cụm hoa mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá thành bông đơn, dài 4 - 6 cm; hoa nhỏ, màu hồng tím nhạt; lá bắc nhỏ, có lông dày: đài hoa 5 răng, hình ống, mặt ngoài có nhiều lông: tràng hoa chia hai môi, môi trên kéo dài: nhị 4, thò ra khỏi tràng, chỉ nhị rời.

Quả gần hình cầu, hơi dẹt, có hạt cứng.

Cây hiếm thấy ra hoa và quả.

Cây có công dụng tương tự:

Ở vùng núi cao, trong các vườn gia đình của dân tộc ít người, có một cây cũng mang tên hoắc hương với tên khoa học là Agastache rugosus (Fisch. et Meyer) O.Ktze, cùng họ, tên Anh là wrinkle giant, hyssop. Cây có vài điểm sai khác như thân vuông, có cạnh rõ, màu lục, lá có đầu nhọn hoắt, răng cưa đều; hoa rất nhiều mọc dày đặc như đuôi sóc, màu tím hoặc màu trắng.

Để phân biệt dễ dàng và sử dụng thuận tiện, nên gọi cây này là hoắc hương núi.

Phân bố, sinh thái

Chi Pogostemon Desf. có khoảng 80 loài trên thế giới, phân bố rải rác ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, song tập trung nhiều ở vùng Đông Nam Á và Nam Á. Một số loài có ở Trung Quốc và Nhật Bản. Ở Việt Nam hiện có 6 loài.

Về nguồn gốc của loài hoắc hương, có giả thiết cho rằng xuất xứ từ vùng Bắc Đông Nam Á, nơi tiếp giáp với Trung Quốc. Cách đây khoảng 2000 năm, ở Trung Quốc đã trồng và sử dụng hoắc hương. Ở Việt Nam, hoắc hương vốn được coi là cây trồng lâu đời rải rác trong nhân đân ở các tỉnh thuộc đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Lịch sử làm hương ở Việt Nam có liên quan đến việc trồng cây hoắc hương. Đến đầu thế kỷ 19, cây mới chính thức được trồng để lấy tinh dầu ở Penang (Malaysia), sau phát triển rộng ra Philippin;, đảo Java và Samatra (Indonesia), Ấn Độ, Madagasca; quần đảo Seychelles; Braxin, Đài Loan và một số tỉnh ở phía nam Trung Quốc.

Hoắc hương là cây ưa ẩm và chịu bóng, sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiên khí hậu nóng và ẩm của vùng nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình 22 - 280C; lượng mưa 1600 - 2800 mm/năm. Cáy có thể sống được trên nhiều loại đất; nhưng tốt nhất là đất phù sa cổ, nhiều mùn. Cây trồng ở vườn nhà, nhất là vườn chuối thường phát triển tốt, chiều cao thân tới 1m; lá nhiều và xanh. Trong khi đó, cây trồng trên đồng ruộng, lá thường ngả sang màu vàng nâu hay nâu tía, thân thấp và phân nhánh nhiều. Cây trồng ở Việt Nam hiếm thấy có hoa quả và có hiện tượng rụng lá vào mùa đông.

Trên thế giới, hoắc hương là một cây tinh dầu quan trọng. Tổng sản lượng tinh dầu hàng năm khoảng 1000 tấn. Riêng ở đảo Sumatra (Indonesia) diện tích trồng hoắc hương tới 18.000 ha, xuất khẩu 350 – 850 tấn tính dầu/năm. Hoa Kỳ mỗi năm phải nhập khẩu khoảng 500 tấn, tương đương khoảng 20 triệu USD; gía tinh dầu hoắc hương trên thị trường thế giới luôn ở khoảng 50 USD/kg (PROSEA 1999; No19 - Essential – Oil Plants; 152). Hoắc hương trồng ở Việt Nam chủ yếu cung cấp cho nhu cầu trong nước, chưa có mặt trên thị trường thế giới.

Công dụng

Tính vị, công năng: Lá hoắc hương có vị cay, the, mùi thơm hắc, tính ấm, vào ba kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng giảm cảm, sát trùng đường ruột, làm khỏi nôn.

Hoắc hương được dùng chữa cảm cúm, cảm nắng, nhức đầu, sổ mũi, đau mình, trúng thực, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, ăn không tiêu đầy bụng, ợ khan, hôi miệng. Ngày dùng 6 - 12g, đạng nước sắc, hãm hoặc bột. Dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác. Không dùng cho những người cơ thể háo nhược, thiếu máu, huyết áp cao, ngủ kém, đại tiện khó, tiểu tiện ít và vàng đỏ.

Trong kỹ nghệ nước hoa, hoắc hương là nguyên liệu quý vì tinh dầu hoắc hương là một tình dầu thơm và định hương cao cấp.

Cây hoắc hương núi (Agastache rugosus) cũng có tính năng như cây hoắc hương và được dùng sắc uống với cùng liều lượng để làm mạnh dạ dày, giúp tiêu hóa, chữa đau bụng đi ngoài.

Hoắc hương được dùng ở Ấn Độ làm thuốc chữa một số bệnh nhiễm trực khuẩn coli, tụ cầu và liên cầu khuẩn. Nó là thành phần của một thuốc diệt sâu bọ, đặc biệt để trừ nhậy. Lá khô hoắc hương được dùng để làm thơm các tủ đựng quần áo. Lá và cành ngọn nấu nước tắm chữa thấp khớp. Ở Philippin, người ta dùng nước hãm lá hoắc hương tươi để điều trị rối loạn kinh nguyệt. Nước ép lá được đùng để trừ đỉa.

Tinh dầu hoắc hương được dùng trong y học cổ truyền Indonesia để chữa các vết thương do bị chém, vết đứt, bệnh ngứa. Nó là một thành phần trong các chế phẩm chữa ho, là thuốc uống chữa tiêu chảy và chứng bệnh hoa mắt chóng mặt ở người già, thường cho là do tăng huyết áp, nhưng không xác định được khi đo.

Hoắc hương núi được dùng ở Trung Quốc làm thuốc trợ tiêu hóa và gây trung tiện để chữa bệnh khó tiêu, nôn mửa, đau bụng và đau dạ dày.

Bài thuốc

A- Hải Thượng Lãn Ông đã áp dụng những bài thuốc có hoắc hương sau đây:

  • Bách giải hoàn chữa lỵ:

Hoắc hương, củ gấu, trần bì, hạt cau, lá sắn thuyền, hạt vải, lá sung, vỏ chân chim, nam mộc hương, seo gà, vỏ duối, thanh ngâm, lượng bằng nhau, làm thành hoàn, ngoài bao bằng bột chàm. Uống thuốc với nước gừng làm thang.

  • Chữa nôn mửa không ngừng:

Nhục quế 1g; bạch đàn, trầm hương, mộc hương mỗi vị 2g. Tán nhỏ làm viên, uống với nước sắc hoắc hương làm thang.

  • Chữa phụ nữ có mang nôn ọe, ăn uống ít:

Hoắc hương, cam thảo, đều 8g, hương phụ 40g. Tán nhỏ, uống với nước đun sôi cho thêm ít muối.

  • Chữa đầy bụng:

Hoắc hương, gừng sống, mỗi vị 10g. Sắc lên đổ ra bát, rồi hòa bột hạt chanh vào, quấy đều, hãm một lát, gạn bỏ bã và uống.

  • Phòng và điểu trị sốt rét, đau bụng, thổ tả, cảm nóng rét (Hoắc hương bách giải hoàn):

Hoắc hương 120g, hương phụ 100g, ngũ gia bì 80g, lá sung 120g, nam mộc hương l20g, long đởm thảo 40g, bách thảo sương 40g, lá dây gắm 80g, hạt cau 4og, thương truật 40g, can khương môt ít. Các vị đểu tán nhỏ, dùng nước đậu xanh quấy hồ làm viên bằng ngón tay út. Mỗi lần uống từ 3 - 5 viên.

Cách dùng:

- Đau bụng thổ tả: uống với nước muối đun sôi.

- Ỉa chảy: uống với nước cơm.

- Lỵ lâu ngày: uống với nước chỉ xác sắc.

- Sốt rét cơn, cảm nóng rét : uống với nước gừng và hành sắc.

  • Phòng và trị sốt rét, cúm, cảm do mưa ướt, đầy bụng, nôn mửa, ỉa lỏng (Thiên kim bất hoán hoàn):

Hoắc hương cả cành lá: hậu phác tẩm nước gừng một đêm, sao; thương truật tẩm nước gạo một đêm, sao; hương phụ tẩm muối, giấm, rượu, đồng tiện, sao; bán hạ ngâm nước gừng một ngày đêm, sao; trần bì, thanh bì, đều bỏ lớp trắng ở trong, sao; thảo quả nướng bỏ vỏ; hạt cau, cam thảo.

Các vị đều bằng nhau, tán nhỏ luyện với hồ, viên bằng ngón tay út, mỗi lần uống 3 viên với nước gừng sắc.

B-  Các bài thuốc khác:

  • Chữa ăn không tiêu, sôi bụng, đau bụng:

Hoắc hương 12g, thạch xương bồ 12g, hoa đại 12g, vỏ bưởi đào sao cháy 6g. Tất cả tán thành bột, trộn đều. Uống trước bữa ăn nửa giờ, mỗi lần 2g với nước chè nóng. Ngày uống 3 lần.

  • Chữa cảm mạo, sốt, ăn không tiêu, đua bụng (Hoắc hương chính khí):

Hoắc hương 15g, tô diệp 10g, thương truật 8g, cam thảo 3g, trần bì 5g, đại táo 4 quả, hậu phác 3g, phục linh 6g. Tất cả tán bột trộn đều, chia thành gói 8-10g. Người lớn uống mỗi lần một gói, ngày 2-5 lần. Trẻ em dưới 1 tuổi không nên dùng, 2-3 tuổi mỗi lần ¼ gói; 4-7 tuổi mỗi lần 1/3 gói, từ 8-10 tuổi mỗi lần ½ gói.

  • Chữa cảm nắng, nhức đầu, nôn mửa, đau bụng đi ngoài:

Hoắc hương, hương nhu, trần bì, gừng sống, mỗi vị 10g. Sắc uống.

Theo tài liệu nước ngoài, một phương pháp điều trị bệnh AIDS theo loại "ôn bệnh” của biện chứng luận trị của y học cổ truyền Trung Quốc được để xuất. Trong phương pháp chữa ôn bệnh, có việc áp dụng một số bài thuốc có hoắc hương như sau :

  • Thuốc giải nhiệt, tiêu độc, lương huyết, trực thấp:

Hoắc hương, liên kiều, bạc hà, bạch khấu nhân, đều 120g. Tán bột, trộn đều, rây. Mỗi lần uống 12 – 15g. Nếu tà khí đã nhập lý, dùng thêm bột sừng tê giác, bột linh dương giác, đều 0,5g. Còn có thể thêm kim ngân hoa, mẫu đơn bì, chỉ tử, đều 12g.

  • Để giải nhiệt, lương huyết, khử huỷ thấp, giải độc, kích thích tiêu hóa (Cam lộ tiêu độc tán):

Hoắc hương, hoạt thạch, nhân trần, hoàng cẩm, thạch xương bồ, mộc thông xuyên bối mẫu, xạ can, liên kiều, bạc hà, nhục đậu khấu. Lượng bằng nhau. Bào chế thành hoàn, mỗi lần dùng 8 - 12g.

  • Chữa tiêu chảy cấp tính:

a. Hoắc hương 12g, vỏ vối 10g; sa nhân, vỏ rụt, trần bì, hương phụ, hạt vải, mỗi vị 8g. Tán bột làm viên uống ngày 10g, hay sắc uống ngày một thang.

b. Hoắc hương 6g, nhân trần 20g, kim ngân hoa 16g, hoàng cầm, mộc thông, cát căn, mỗi vị 12g, hoàng hiên 8g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày một thang. (Cát căn cầm liên thang gia giảm).

  • Chữa viêm não Nhật Bản B:

Hoắc hương 12g, bội lan 8g, hậu phác 6g. Sắc uống ngày một thang.

  • Chữa cảm sốt:

Hoắc hương 200g, sài hồ 500g; bạc hà, từ bi, cối xay, vỏ quýt, tía tô, ngũ trảo, lá dâu, màn ri mỗi vị 200g. Các vị tán bột luyện hồ làm hoàn bằng hạt tiêu, ngày uống 30g.

  • Chữa phát ban (Tiêu ban tán):

Hoắc hương, hậu phác, trần bì, bồ bồ (nướng), mỗi vị 50g. Các vị tán nhỏ, mỗi lần uống nửa thìa cà phê.