SÂM CAU
SÂM CAU
Tên khoa học: Curculigo orchioides Gaertn.
Tên gọi khác: Ngải cau, cồ nốc lan.
Họ: Sâm cau (Hypoxidaceae).
Mô tả
Cây thảo sống lâu năm cao 30cm, hây hơn. Lá 3 – 6, hình mũi mác xếp nếp tựa như lá cau, phiến thon hẹp, dài đến 40cm, rộng 2 – 3,5cm, cuống dài 10cm. Thân rễ hình trụ cao, dạng củ to bằng ngón tay út, có rễ bên nhỏ, vỏ thô màu nâu, trong nạc màu vàng ngà. Hoa màu vàng xếp 3 – 5 cái thành cụm, trên một trục ngắn nằm trong những lá bắc lợp lên nhau.
Quả nang thuôn dài 1,5cm, chứa 1 – 4 hạt.
Phân bố, sinh thái
Ở Việt Nam, sâm cau phân bố ở Hà Nội (Chùa Hương, Bà Vì), Ninh Bình, Đà Nẵng, Kom Tum, Lâm Đồng, Bà Rịa – Vũng Tàu. Còn có Ấn Độ, Trung Quốc, lào, Campuchia, Nhật Bản, Thái Lan, Philippin, Malaixia, Indonesia, Niu Ghinê
Mọc hoang trên các đồi ven rừng, ven suối. .
Ra hoa tháng 2 – 5.
Có quả tháng: 4 – 9.
Công dụng
Vị cay, tính ấm, hơi có độc, có tác dụng bổ thận tráng dương, ôn trung táo thấp, tán ư trừ tê, tráng gân cốt.
Thường được dùng chữa, nam giới tinh lạnh, liệt dương, bên nữ đái đục, bạch đới, người già đái sót lạnh dạ, thần kinh suy nhược, phong thấp lưng gối, lạnh đau, vận động khó khăn. Ngày dùng 6 – 12g phối hợp với các vị khác dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.
Ở Ấn Độ, người ta xem cây này có tính chất nhầy dịu, lợi tiểu, bổ, kích dục, được dùng chữa trĩ, vàng da, hen suyễn, ỉa chảy, lậu.
Ở Papua Niu Ghinê, rễ và lá được dùng như thuốc ngừa thai, người ta giã nát ra, hơ nóng trên lửa và đặt lên cơ thể.
Dùng ngoài giã đắp chữa ngứa và bệnh ngoài da.
Bài thuốc
- Chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, bên nữa tử cung lạnh:
Sâm cau 6g, thục địa, ba kích, phá cố chỉ, hồ đào nhục mỗi vị 8g, hồi hương 4g sắc uống.
- Chữa phong thấp, lưng lạnh đau, thần kinh suy nhược:
Sâm cau 50g, ngâm trong 150ml rượu trắng trong vòng 7 ngày, dùng uống hàng ngày trước 2 bữa ăn chính.