; SÂM ĐẤT – Thảo dược HerbEco
Giỏ hàng

SÂM ĐẤT

SÂM ĐẤT

Tên khoa học: Boerhavia diffusa L.

Tên đồng nghĩa: Boerhaavia repens L.

Tên khác: Sâm nam, sâm rừng, sâm quy bầu.

Tên nước ngoài: Spreading hog – weed, pigweed (Anh), Bécabar bâtard (Pháp).

Họ: Hoa phấn (Nyctaginaceae)

Mô tả

Cây thảo, sống lâu năm. Rễ mập, hình thoi. Thân phân nhánh nhiều, mọc tỏa sát mặt đất, màu đỏ nhạt, có ít lông. Lá mọc đối, hình trái xoan hay hình trứng, dài 2 - 4cm, rộng 1,5 – 3cm, gốc gần hình tim, đầu tù, mặt trên nhẵn, mặt dưới có nhiều lông màu trắng bạc, mép hơi uốn lượn, cuống lá dài 0,5 – 3cm.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá vá đầu ngọn thành chùy, lá bắc nhỏ, hình tam giác, hoa màu đỏ tía, đài hình chuông, 4 răng ngắn, nhị 3; không thò ra ngoài, bầu thuôn nhẵn.

Quả hình trụ, phồng ở đầu, có 5 cạnh lồi và lông dính.

Mùa hoa quả: tháng 4 – 6.

Phân bố, sinh thái

Chi Boerhaavia L. có khoảng 20 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á, một số loài có mặt cả ở châu Phi và châu Mỹ. Ở Việt Nam, có 3 loài, trong đó có cây sâm đất phân bố rải rác ở nhiều nơi, nhưng thường gặp nhất ở các tỉnh vùng ven biển, từ Hải Phòng đến Đồng Nai. Cây còn có ở hầu hết các đảo lớn như Cát Bà, Hòn Mê, Lý Sơn, Phú Quốc. Sâm đất cũng được phân bố ở cả những nước khác trong vùng nhiệt đới Đông Nam Á, Australia và một số đảo ở Thái Bình Dương.

Sâm đất thuộc loại cây ưa sáng, có thể hơi chịu hạn, thường mọc trên các bãi cát, ruộng trồng hoa màu, ven đường đi ở vùng ven biển. Ở một số nơi thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, còn thấy sâm đất mọc ở các bãi song, bãi hoang quanh làng. Ở Thái Lan, Ấn Độ người ta đã phát hiện thấy sâm đất mọc tự nhiên cả ở vùng núi cao 2000m. Hàng năm, sâm đất mọc từ hạt vào tháng 4 – 5. Cây sing trưởng nhanh và ra hoa quả trong mùa hè, sau đó có thể tàn lụi.

Sâm đất trồng được bằng hạt vào cuối mùa xuân.

Công dụng

Ở Việt Nam, nhân dân dùng rễ sâm đất trị ho, bệnh gan hoặc phù thũng. Ở Malaysia, nước sắc phần trên mặt của sâm đất được dùng để lợi tiểu. Rễ sâm đất có tác dụng tẩy, trị giun và hạt sốt. Ở Ấn Độ, sâm đất là thuốc bổ dạ dày, trợ tim, bảo vệ gan, nhuận tràng, lời tiểu, long đờm, trị đái són đau, vàng da, cổ trướng, lách to, bệnh lậu, và các viêm nội tạng khác. Với liều trung bình, sâm đất trị hen và với liều lớn có tác dụng gây nôn. Nước sắc rễ được dùng trị loét giác mạc và quáng gà. Mỗi ngày dùng 15g rễ sắc uống, hoặc 5g rễ ngâm rượu uống. Ở Nigiêria, nước hãm toàn cây được dùng làm thuốc nhuận tràng nhẹ, thuốc hạ sốt cho trẻ em, và trị co giật. Ở Bờ Biển Ngà, bột lá sâm đất được chế thành bột nhão đắp vào ngực để trị hen trẻ nhỏ.

Ở Tây Phi, nước sắc rễ trị loét, áo xe và tấy giun. Rễ và lá có tác dụng long đờm, và với liều lớn lại gây nôn. Cả cây trị ghẻ, áo xe và nhọt. Ở Haiti và Uruguay, lá và rễ có tác dụng kích thích, bổ, làm ra mồ hôi, tẩy giun và chống co thắt. Ở Papua Niu Guinea, nước sắc lá dùng uống gây vô sinh ở phụ nữa. Ở Nepal, dịch ép dùng bột rễ sâm đất trộn với bột hạt tiêu uống để trị bệnh dịch tả. Dùng bột ngão rễ sâm đất trộn với dầu thầu bôi vào bên trong âm đạo làm dễ đẻ. Rễ sâm đất còn có trong thành phần bài thuốc cổ truyền Ấn Độ để điều trị tiền sản giật.

TRỒNG VÀ SẢN XUẤT SÂM ĐẤT TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ SẢN XUẤT DƯỢC LIỆU MIỀN TRUNG