; TRẦM HƯƠNG – Thảo dược HerbEco
Giỏ hàng

TRẦM HƯƠNG

TRẦM HƯƠNG

Tên khoa học: Aquilaria crassna Pierre

Tên khác: Kỳ Nam, trầm gió.

Tên nước ngoài: Aloe wood, eagle wood (Anh); aquilaire (Pháp)

Họ: Trầm (Thymeleaceae)

Mô tả

Cây gỗ lớn, thường xanh, cao 15 – 20m, có khi đến 30m. Thân thẳng, không có bạnh vè, đường kính 40 – 60cm, vỏ ngoài mỏng, màu nâu xám, có vết nứt dọc lăn tăn, rất dễ bóc, dai, mùi hơi hắc. Cành cong queo, mọc hơi chếch. Lá mọc so le, hình trứng, trứng ngược hoặc bầu dục, dài 5 – 11cm, rộng 3 – 9cm, gốc hình nêm, đầu có mũi ngắn, mặt trên màu lục bóng, mặt dưới nhạt có lông mịn màu xám, mép nguyên.

Cụm hoa mọc ở đầu cành hay kẽ lá, hoa nhỏ màu lục vàng; đài hình chuông, nhị, 5 răng, có lông mềm ở hai mặt, tràng 10 cánh, nhị 10, bầu thường 2 ô, mỗi ô có một noãn, đáy bầu có tuyến mật.

Quả hình trứng ngược, dài 4cm, rộng 3cm, phủ lông mềm màu vàng, có đài tồn tại, khi chín nứt thành hai mảnh, chưa 1 – 2 hạt.

Mùa hoa: tháng 4 – 5

Mùa quả: tháng 7 – 8

  

Phân bố, sinh thái

Aquilaria Lamk. Là một chi nhỏ, gồm các loài đề là cây gỗ, phân bố rải rác ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc Nam Á, Nam Trung Quốc. Chi này ở Việt Nam có 2 – 3 loài, trong đó có cây trầm hương.

Trầm hương là tên gọi chung của một số loài cùng chi Aquilaria  Lamk đều có khả năng cho trầm như A.crassna Pierre. Cây có ở Việt Nam, Lào, Camphuchia; loài A. malaccensis Lamk có ở Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Mianma, Indonesia, Campguchia và ơt Việt Nam; và loài A. sinensis  (Lour.) Sprengel ở Nam Trung Quốc.

Ở Việt nam, trầm hương phân bố rải rác khắp các tỉnh vùng núi từ Hà Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An đến tây Ning và đảo Phú Quóc tỉnh Kiên Giang. Các tỉnh ở miền trung và Tây Nguyên (Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Kom Tum, Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa…)là những nới có nhiều trầm hương nhất. Đó là loại cây gỗ lớn, khi còn nhỏ hơi chịu bóng, sau trở nên ưa sáng. Cây thường mọc trong các kiểu rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới, độ cao từ 50 đến 1200m. Những cây gỗ thường gặp trong rừng có trầm hương là táu đá (Hopea exalata); huỷnh (Tarrietia spp); gu mật (Sindora siamensis); ràng ràng (Ormosia spp…)… Trầm hương ưa mọc trên đất feralit granit. Cây ra hoa từ tháng 4 đến tháng 7. Khi quả chín, vỏ khô tự mở để hạt rơi xuống đất và tái sinh tự nhiên dưới tán rừng.

Trầm hương dưới dạng “bắp trầm” có thể thấy trong thân, gốc, rễ hay cành của cây trầm với hình dạng và kích thước rất thay đổi. Nguyên nhân hình thành trầm chưa rõ, song có thể giả thiết rằng để chống lại sự xâm nhập của một loài nấm hay vi sing vật, cây đã tiết ra những chất đặc biệt, qua nhiều năm đã tạo thành “trầm” (Nguyễn Tập 1984). Trầm hương là một sản phẩm tự nhiên đặc biệt quý giá. Ngay từ thời thượng cổ, người Việt xưa đã biết khai thác trầm hương để sử dụng, trao đổi và hiến tặng (các sách: Giao Châu dị và vật chí, Ô Châu cân lục; Thiên Nam dư hạ tập; Bản thảo bị yếu; Phủ biên tạp lục; Đại Nam nhất thống chí…). Tuy nhiên không phải cây trầm nào cũng có trầm hương. Theo kinh nghiệm của những người khai thác trầm hương (gọi là đi điệu) ở Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Ngãi, trầm hương có thể có trong những cây trầm lâu năm (ước tính trên 30 năm tuổi), thân cong queo, vỏ thân không nhẵn, có nhiều u bướu mà ở đó thường có loại kiến đen hoặc kiến nâu. Lá của những cây cho trầm hương, thường màu xanh lá mạ hoặc hơi ngả vàng. Từ xưa người ta đã biết đánh giá chất lượng trầm hương theo màu sắc như sau: màu sáp trắng ngà, sáp xanh, sáp vàng và vằn hổ, từ đó có câu “nhất bạch, nhì thanh, tam huỳnh, tứ hắc”.

Do có giá trại đặc biệt quý giá, nên cây trầm hương ở Việt Nam đã bị khia thác và chắt phá bừa bãi. Người khai thác trầm thường chặt nhầm nhiều cây không có hoặc mới ở giai đoạn bắt đầu hình thành trầm. Do đó, cây trầm hương ở Việt Nam đã được xếp vào danh Sách Đỏ và danh mục của CITES thế giới. Gần đây, ngành lâm nghiệp đã nghiên cứu nhân giống từ hạt và trồng thêm được nhiều cây trầm hương ở Quảng Bình, Quảng Nam, Đồng Nai và Ba Vì. Hy vọng rằng với những nỗ lự như vậy, trầm hương ở Việt Nam sẽ tránh được nguy cơ bị tuyệt chủng.

Công dụng

Trầm hương có mùi thơm, vị cay, đắng, tính ôn, vào các kinh thận, tỳ vị, có tác dụng giáng khí, ôn trung, noãn thận, tráng nguyên dương, giảm đau, gây trấn tĩnh.

Trầm hương là nguyên liệu chất thơm qúy và vị thuốc đắc sản Việt Nam chữa đau ngực, đau bụng, nấc, nôn mửa, hen suyễn, thận hư khí nghịch suyễn cấp, bí tiểu tiện, nam giới tinh lạnh.

Liều lượng hàng ngày: 1,5 – 4,0g dưới dnagj bột, ngâm rượu hoặc mài với nước uống (không dùng dạnh nước sắc và thuốc sẽ mất hết mùi thơm). Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác nhau như nhục quế, hoàng liên, ô dược, bạch đậu khấu. Có nơi, người ta lấy gỗ trầm nấu nước tắm hoặc xong chữa trẻ em sài giật, dùng cây trầm non sao vàng sắc uống chữa ho và lá đắp chữa đau mắt đỏ.

Chú ý: Bệnh nhân âm quỵ hỏa vượng khi dùng trầm hương phải cẩn thận, không được dùng trầm hương cho phụ nữ có thai.

Trâm hương còn là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao.

Bài thuốc

  • Chữa nôn mửa, đau bụng, đau dạ dày:

Trầm hương 10g, nhục quế 10g, bạch đậu khấu 8g, hoàng liên 8g, đinh hương 10g. Tất cả tán nhỏ thành bột. Ngày uống 3 – 4 lần, mỗi lần 1,0g bột. Dùng nước nóng chiêu thuốc.

  • Chữa hen suyễn:

Trầm hương 1,5g, lá trắc bá 3,5g. nghiền thành bột mịn, uống truốc khi đi ngủ.

  • Chữa tinh thần bị xúc động, khí dồn lên thở gấp, buồn bực không ăn được.

Trầm hương phối hợp với nhân sâm, ô dược, hạt cau, Mỗi thứ lượng bằng nhau 6g. (Hành giản trân nhu).