; XẠ CAN – Thảo dược HerbEco
Giỏ hàng

XẠ CAN

XẠ CAN

Tên khoa học: Belamcanda chinensis (L.) DC.

Tên đồng nghĩa: Belamcanda punctate Moench

Tên khác: Rẻ quạt, lưỡi đòng.

Tên nước ngoài: Leopard lily, dwarf tiger – lily, leopard flower, blackberry lily (Anh).

Họ: La dơn (Iridaceae)

Mô tả

Cây thảo, sống nhiều năm, cao 0,50 – 1m. thân rễ mọc bò, phân nhánh nhiều. thân ngắn bao bọc bởi những bẹ lá. Lá hình dải, dài 30cm, rộng 2cm, gốc ốp lên nhau, đầu nhọn, gân song song, hai mặt nhẵn, gần như cùng màu; toàn bộ các lá xếp thành một mặt phẳng và xòe ra như cái quạt.

Cụm hoa phân nhánh, dài 30 – 40 cm; lá bắc dạng vảy; hoa có cuống dài, xếp trên nhánh như những tán đơn, màu vàng cam điểm những đớm tía; đài có rang nhỏ hình mũi mác; tràng có cánh rộng và dài hơn lá đài; nhị 3, đính ở gốc cánh hoa; bầu 3 ô.

Quả nang, hình trứng; hạt nhiều, màu đen bóng.

Mùa hoa quả: tháng 7 – 10.

Phân bố, sinh thái

Belamcanda Adans là chi đơn loài với 1 loài duy nhất là xạ can. Hiện chưa rõ về nguồn gốc phát sinh, song có thể thấy sống trong trạng thái hoang dại và được trồng ở Ấn Độ, Triều Tiên, phía nam của Nhật Bản, Đông Nam Trung Quốc, Indonesia, Philippin, Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam. Cây đã được trồng lâu đời ở Ấn Độ và Trung Quốc. Đến thế kỷ 17 du nhập sang Anh, châu Âu và đến thế kỷ 18 tiếp tục được nhập vào Bắc Mỹ để trồng làm cảnh.

Ở Việt Nam, xạ can cũng gặp ở trạng thái hoang dại và trồng. cây mọc hoang rải rác ở các bãi hoang quanh làng, hoặc dưới chân núi đá vôi ở Ninh Bình, Thanh Hóa, Lạng Sơn, Quảng Ninh… Còn xạ can trồng chủ yếu ở vường các gia đình, vườn cây thuốc các cơ sở y tế, hoặc trong các nghĩa trang (trang trí cho các mồ mả). Từ năm 1981 – 1986, xạ can được trồng nhiều ở nông trường Dược liệu Đắc Trung (Đắc Lắc), Đồng Nai, Bình Dương.. để lấy dược liệu xuất khẩu. Tuy nhiên, Ấn Độ và Trung Quốc là những nước trồng nhiều xạ can nhất thế giới.

Xạ can là cây ưa sáng và có khả năng chịu hạn tốt, sinh trưởng và phát triển mạnh trong mùa mưa ẩm (ở miền nam) và mùa xuân – hè (ở các tỉnh phía bắc). Xạ can trồng được trên 1 năm tuổi mới có khả năng ra hoa quả. Cây trồng ở chỗ dãi nắng và nhất là ở các tỉnh phía nam có tỷ lệ hoa quả cao hơn ở các tỉnh phía bắc. Xạ can có sức sống dai, tái sinh dinh dưỡng khỏe từ các phần của thân rễ và từ hạt.

Công dụng

Xạ can có vị đắng, tính mát, hơi có độc, vào hai kinh: phế và can, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tán huyết, tiêu đờm.

Xạ can được coi là một vị thuốc quý chữa các bệnh về họng, viêm amidan có mủ, ho nhiều đờm, khản tiếng; còn được dùng chữa sốt, đại tiểu tiện không thông, sung vú tác tia sữa, đau kinh và làm thuốc lọc máu, Ngày dùng 3 – 6g dưới dạng thuốc sắc hoặc bột, làm viên ngậm, uống hoặc dùng 10 – 20g thân rễ tươi rửa sạch, nhúng qua nước sôi, giã nát với hạt muối, vắt nước ngâm và nuốt dần, bã hơ nóng, đắp và cổ. Để chữa rắn cắn, dãng cả cây, giã nát, thêm nước gạn uống, bã đắp.

         Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai không được dùng.

Trong y học cổ Trung Quốc, xạ can được coi là có tác dụng trừ nhiệt độc, trừ đờm, làm đỡ đau họng, thuốc long đờm, điều trị viêm họng, viêm amidan, ho và khó thở, khạc ra nhiều đờm. Ngày dùng 3 – 9g. Ở Ấn Độ xạ can điều trị bong gân bằng cách giã nát thân rễ, bọc trong một lá trầu không, đắp và băng vào cơ của chi bị bong gân. Ở các nước Đông Nam Á, thân rễ xạ can được dùng phổ biến để điều trị viêm họng và bệnh đường hô hấp trên khác như viêm thanh quản, viêm amidan, ho đờm và hen. Còn dùng làm thuốc lọc máu, thuốc khai thông và gây trung tiện, thuốc tẩy, lợi tiểu và thuốc bổ. Ở Malysia, xạ can được dùng trị bệnh lậu và nấu tắm cho phụ nữ sau khi đẻ. Ở Indonesia, xạ can giã đắp trị đau lưng.

Bài thuốc

  • Chữa viêm họng;

Xạ can 4g, kinh giới 16g, kim ngân, huyền sâm, sinh địa, mỗi vị 12g; bạc hà, cỏ nhọ nồi, tang bạch bì, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.

Xạ can 6g, sinh địa, huyền sâm, mỗi vị 16g; mạch môn, tang bạch bì, cam thảo nam, kê huyết đằng, thạch hộc, mỗi vị 12g; tằm vôi 8g. Sắc uống ngày một thang.

  • Chữa viêm họng, ho đờm;

a) Xạ can, cam thảo dây hoặc mạch môn, mỗi vị 10g, sắc uống ngày một thang

b) Xạ can 8g, sài đất 10g, đậu chiều (sao vàng) 8g, cam thảo dây (tươi) 6g. Sắc uống ngày một thang.

  • Viên nén chữa viêm họng:

Mỗi viên có bột rễ và lá xạ can 0.08g, bột cát cánh 0,01g, bột trần bì 0,01g, tá dược vừa đủ cho một viên. Mỗi ngày 10 viên, chia làm 3 lần ngậm.

  • Siro chữa ho:

Cao xạ can 2/1 15ml, cao hương nhu 2/1 20ml, cao cam thảo 2/1 10ml, siro đơn vừa đủ cho 100ml. Ngườ lớn: mỗi lần 2 thìa canh, ngày 2 lần. Trẻ em: mỗi lần 2 thìa cà phê, ngày 2 lần.

  • Viên nén và siro Sâm can để điều trị viêm họng cấp và mạn tính:

Mỗi viên nén chứa lượng cao tương đương 0,2g xạ ca và 0,5g huyền sâm. Siro chưa 8g xạ can và 20g huyền sâm trong 100ml. Người lớn, mỗi ngày uống hay ngậm 8 – 15 viên, chia 3 lần. Trẻ em uống siro mỗi ngày 2 – 3 thìa cà phê, chia 3 lần.

  • Chữa viêm amidan cấp tính:

Xạ can 6g, kim ngân hoa, cỏ nhọ nồi, bồ công anh, mỗi vị 16g; huyền sâm, sinh địa, sơn đậu căn, mỗi vị 12g; bạc hà, ngưu bang tử, mỗi vị 8g; cát cánh 6g. Sắc uống ngày một thang.

Xạ ca 8g, kim ngân hoa, thạch cao, mỗi vị 20g; huyền sâm, sinh địa, cam thảo nam, mỗi vị 16g; hoàng liên, hoàng bá, tang bạch bì, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.

  • Chữa amidan mãn tính:

Xạ can 8g, huyền sâm 16g, sa sâm, mạch môn, tang bạch bì, ngưu tất, mỗi vị 12g; thăng ma 6g, cát cánh 4g. Sắc uống ngày một thang.

Xạ can 8g, sa sâm, mạch môn, huyền sâm, bách hộ, thảo quả, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.

  • Chữa hen phế quản thể hàn:

Xạ can, tô tử, ma hoàng, bán hạ chế, hạnh nhân, bạch bộ, thảo quả, mỗi vị 10g; cam thảo, quế chi, bồ kết, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang.

Xạ ca 6g, tết tân, tử uyển, khoản đông hoa, đại táo, mỗi vị 12g; ma hoàng 10g, bán hạ chế, ngũ vị tử, mỗi vị 8g; gừng sống 4g. Sắc uống ngày một thang.

  • Chữa hen phế quản thể nhiệt:

Xạ can 10g, thạch cao 20g, đại táo 12g, hạnh nhân 10g, ma hoàng, tô tử, đình lịch tử, mỗi vị 8g; bán hạ chế 6g, gừng tươi 4g. Sắc uống ngày một thang.

  • Chữa lao phổi:

Xạ can 6g, hạ khô thảo 16g, sinh địa, mạch môn, sa sâm, mỗi vị 12g, huyền sâm, địa cốt bì, bạch bộ chế, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.

  • Chữa lao hạch:

Xạ can 8g, cải trời (hạ khô thảo nam) 40g. Sắc đặc ngày uống một lần, hoặc nấu thành cao uống trong một ngày như trên.

Xạ can 8g, huyền sâm, hạ khô thảo, mẫu lệ, mỗi vị 16g, địa cốt bì, mai b aba, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.

  • Chữa tắc cổ họng:

Xạ can 4g, hoàng cầm, sinh cam thảo, cát cánh, mỗi vị 2g. các vị nhỏ uống với nước đun sôi để nguội.

  • Chữa bệnh bạch hầu:

Xạ can 2g, sinh địa, huyền sâm, cỏ nhọ nồi, kim ngân, mỗi vị 16g; mạch môn, ngưu tất, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.

  • Chữa sưng đau:

Xạ can, lá cúc tần, mỗi vị 20g; lá thầu dầu tía 10g. Giã nhỏ với cơm nóng, nạn thành bánh đắp vào chỗ sưng đau, băng lại. Ngày làm 2 lần.

  • Chữa đại, tiểu tiện không thông, bụng bang:

Xạ can (để sống) 12g, giã nát, hòa vào một chén nước, lọc bỏ bã uống mỗi ngày đến khi thấy lợi đại, tiểu tiện thì thôi.

  • Chữa kết hạch và u bang:

Xạ can 10g, nghệ đen 8g, xuyên khung 6g. Sắc uống ngày một thang.

  • Chữa sốt rét:

Xạ can 6g, tri mẫu 20g, sài hồ, ý dĩ sao, mạch môn, thanh hao, hoàng đằng, trần bì, bán hạ chế, chỉ xác, cam thảo nam, hoàng cầm, tô tử, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày một thang.

 

TRỒNG VÀ SẢN XUẤT XẠ CAN TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ SẢN XUẤT DƯỢC LIỆU MIỀN TRUNG

Cây Xạ Can được trồng tại Trung tâm theo tiêu chuẩn VietGAP, Xạ Can được trồng quanh năm, tốt nhất vào mùa xuân, dùng toàn cây