; BỤP GIẤM – Thảo dược HerbEco
Giỏ hàng

BỤP GIẤM

BỤP GIẤM

Tên khoa học: Hibiscus sabdariffa L.

Tên khác: Cây giấm, đay Nhật, atiso đỏ

Tên nước ngoài: Roselle, rosella /rosella fruit

Họ:  Bông (Malvaceae)

Mô tả

Cây bụi, cao 1-2m. Thân màu lục hay đỏ tía, phân cành ở gốc. Cành nhẵn hoặc hơi có lông. Lá mọc so le, lá ở gốc nguyên. Lá phía trên chia 3-5 thùy, hình chân vịt, mép có răng cưa.

Hoa to mọc riêng lẻ ở kẽ lá, mùa vàng, ở giữa đỏ tím sẫm: đài phụ (tiểu đài) gồm 8-12 cánh hẹp, phần dưới dính liền, có lông nhỏ, nở xòe ra và gập xuống; đài chính phình to, các lá đài dày, nhọn đầu, mọng nước màu đỏ tía.

Quả nang, hình trứng, nhọn đầu, có lông mịn, mang đài tồn tại; hạt nhiều, màu đen.

Mùa hoa quả tháng 7-10.

  

Theo tài liệu nước ngoài, tùy theo mục đích sử dụng, người ta phân loại Bụp giấm thành hai thứ: Hibiscus sabdariffa L. var. sabdariffa (trồng để lấy đài ăn và làm thuốc và Hibiscus sabdariffa L. var. altissima (chủ yếu để lấy sợi bện thừng)

Phân bố, sinh thái

Hibiscus L. là một chi lớn trong họ Malvaceae,, phần lớn là cây bụi hay gỗ nhỏ, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới châu Á và châu Phi. Ở Ấn độ có khoảng 40 loài, Việt Nam 23 loài…. Nhiều loài là cây trồng làm cảnh, làm thuốc và làm rau ăn.

Bụp giấm có nguồn gốc ở Tây Phi. Hiện có 2 thứ được trồng tương đối ở Ấn Độ, Malaysia, Philippin và Indonessia… là Hibiscus sabdariffa L. var. sabdariffaHibiscus sabdariffa L. var. altissima. Bụp giấm được nhập vào Việt Nam vào khoảng đầu những năm 1990. Cây ưa sáng, ưa ẩm và có thể hơi chịu hạn. Cây trồng ở Việt Nam tỏ ra có khả năng thích nghi với nhiều loại đất, kể cả đất vùng trung du, hơi chua (Ba Vì – Hà Tây). Là loại cây nhiệt đới, Bụp giấm sinh trưởng phát triển tốt ở vùng có nhiệt độ trung bình khoảng 23-240C.

Công dụng

Bụp giấm có vị chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, liễm phế, chỉ khái.

Lá Bụp giấm có vị chua, dùng làm rau ăn. Đài hoa cũng được làm gia vị thay giấm, chế nước giải khát, mứt kẹo, siro hoặc đem phơi khô và nấu lấy nước uống. Nước hãm đài hoa uống giúp tiêu hóa, chữa các bệnh gan mật, cao huyết áp, thần kinh.

Lá, đài hoa và quả còn chữa bệnh scorbut. Ở một số nước như Myanma, Đài Loan hạt bụp giấm được dùng làm thuốc bổ, nhuận tràng, lợi tiểu. Ở Philippin, rễ Bụp giấm là thuốc bổ đắng và kích thích ăn uống, còn có hiệu quả đối với bệnh xơ cứng động mạch và các bệnh nhiễm trùng đường ruột.

Liều dùng: 9-15g đài hoa sắc hoặc hãm nước uống.

Bài thuốc

Chữa cao huyết áp: Cao chiết của đài hoa Bụp giấm trộn với hydroxyd nhôm, bào chế thành viên, mỗi viên tương đương 0,64g dược liệu. Mỗi lần uống 3-5 viên. Ngày 2-3 lần.

 

TRỒNG VÀ SẢN XUẤT BỤP GIẤM TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ SẢN XUẤT DƯỢC LIỆU MIỀN TRUNG

Cây Bụp Giấm được trồng tập trung ở Bình Thuận theo tiêu chuẩn VietGAP, chủ yếu để thu hái đài hoa, đài hoa bụp giấm chứa nhiều vitamin C, axít hữu cơ. Hoạt chất chính là các anthocyanin, polyphenol (protocatechuic axít, quercetin), vitamin B1, vitamin B2, β-caroten… trong đó, anthocyanin chiếm tỷ lệ khá lớn (1,5g/kg khô). Đã có hàng chục bài báo quốc tế công bố kết quả nghiên cứu về tác dụng dược lý của đài hoa bụp giấm đối với tình trạng rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư...

    

    

 

Quy trình sản xất Bụp Giấm với thiết bị máy móc hiện đại, được kiểm soát chặt chẽ, kiểm tra chất lượng qua từng giai đoạn.

      

Chọn mua sản phẩm Hồng đài (Bụp giấm)