SA KÊ
SA KÊ
Tên khoa học: Artocarpus altilis (Park.) Fosberg
Tên đồng nghĩa: Artocarpus communis J. R. et G. Forster, A.camansi Blanco
Tên khác: Xa kê, cây bánh mì
Họ: Dâu tằm (Moraceae)
Mô tả
Cây Sa kê phát triển bình thường cao khoảng 12 đến 15 m, nhưng cũng có thể đạt đến 20 m cao hay hơn. Thân Sa kê có thể đạt đến khoảng 2 m đường kính. Trên một cây phát triển có cả 2 phái tính hoa: hoa đực và hoa cái và phái hoa đực xuất hiện trước tiếp theo sau thời gian ngắn là hoa cái phát triển thành hoa đầu có khả năng thụ phấn. Sự thụ phấn được thực hiện khoảng 3 ngày sau đó do một loài động vật tên gọi là dơi chuột.
- Hoa đực khoảng 5 cm đường kính và 45 cm chiều dài. Rất nhiều hoa nhỏ gắn vào một cốt lõi xốp.
- Phát hoa cái là kết hợp bởi 1000 đến 2000 hoa giảm kích thước gắn dính vào nhau bởi một trục trung tâm xốp. Tất cả những hoa hợp lại tạo thành một phần mềm thịt ăn được của trái.
Lá, hình dạng và kích thước của lá rất thay đổi tùy theo loại, khoảng 15 đến 60 cm dài. Lá lớn, dày, màu xanh lá cây đậm và tận đáy lá chung quanh cuống, phiến lá sẻ thành những thùy sâu gần gân chánh, hình lông chim.
Trái, là một giả quả, phát triển từ sự phình to của bao hoa, và từ 1500 đến 2000 hoa cái. Thành phần này người ta có thể quan sát trên da của trái Sa kê để biết cơ cấu và số lượng hoa giống như một đĩa hình lục giác. Hình dạng khác nhau, cũng như màu sắc và cấu trúc bên trong. Cấu trúc của da sa kê trơn mịn, hơi gập ghềnh hay có gai. Màu sắc thay đổi màu xanh lá cây lợt. Khi trái trổ màu xanh vàng hay vàng là trái chín già.
Phân bố, sinh thái
Cây Sa kê, hay cây bánh mì đã từ lâu là một cây trồng quan trọng và là một thành phần chính của hệ thống nông lâm kết hợp truyền thống ở các châu Đại Dương. Hàng trăm loài đã được trồng và hơn 2000 tên đã được ghi nhận. Cây Sa kê lần đầu tiên đã được thuần hóa ở phía Tây Thái Bình Dương và lan tràn qua toàn khu vực do con người mang đi. Cây Sa kê được trồng hầu hết ở các đảo Thái Bình Dương, trường hợp ngoại lệ Tân tây lan New Zealand và Easter Island. Ngày nay được trồng trong các vùng nhiệt đới. Trong những năm 1700 nhiều loại không hạt được đem vào ở Jamaïque và Saint- Vincent Tahiti và một loại Tonga được đem trồng ở Martinique và Cayenne qua Maurice. Những loại tiếp theo tràn qua những đảo Caraibes, Trung và Nam Mỹ, Phi Châu, Ấn Độ, Đông Nam Á, miền Bắc Úc Châu và miền nam Florida.
Công dụng
Lá Sa kê có tác dụng kháng viêm, kháng sinh, lợi tiểu, trị tiêu chảy, tiểu đường, cao huyết áp, sỏi thận, bệnh gút và viêm gan vàng da. Thí nghiệm trên chuột tại Ấn Độ cho thấy cao khô (chiết bằng cồn 50 độ) của vỏ, lá Xa kê có tác dụng lợi tiểu ở liều 20 mg cao/kg khối lượng cơ thể, nhưng sẽ trở thành chất độc ở liều 80 mg/kg cơ thể. Liều lượng mỗi ngày dùng một lá dạng sắc uống, nhưng do lá có độc nên sau khi uống một tuần thì phải nghỉ một tuần, không được dùng liên tục như uống trà. Có thể dùng lá tươi hoặc là già, lá phơi khô đều được.